Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy của cá kim phát tài

Cá kim phát tài

Cá phát tài được cho là loài cá mang lại sự phát đạt thịnh vượng cho gia chủ cùng vẻ đẹp dịu dàng và với màu hồng đặc trưng hay màu trắng bạc quyến rũ. Cũng chính bởi ý nghĩa đó nên hiện loài cá này được rất nhiều gia đình lựa chọn nuôi. Vậy cá phát tài như thế nào? Cá phát tài cần được chăm sóc ra sao? Để hiểu rõ hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hình dáng cá kim phát tài

– Hình bầu dục , thân sâu , và đầu cùn , cá non thường có đầu nhọn

– Khi trưởng thành chúng có u trên đầu ( khá nhỏ) , đầu dày , môi dày.

– Chúng có thể đạt 70cm khi trưởng thành và sống thọ đến 20 năm

Ý Nghĩa về Phong thủy của cá Kim Phát Tài

– Cái tên của chúng cũng dễ cho chúng ta hình tượng về loại cá này trong phong thủy

– Cá mang đến ” Tài lộc” , thịnh vượng cho gia chủ

– Từ vảy cá lấp lánh như kim tiền khiến gia đình sung túc , gặp nhiều may mắn

Bởi vậy không đơn giản mà loài cá này được yêu chuộng ở rất nhiều gia đình vì rất khôn ngoan và mang phong thủy tốt

3 Thông số kĩ thuật về hồ và nước nuôi cá

– Vì loại cá này rất lớn nên cần chuẩn bị hồ dài trên 1m2 , rộng trên 60 để cá có thể bơi quay đầu

READ  Đặc điểm các loại cá phát tài và cách nuôi

– Nên dùng kính cường lực , hoặc kính bình thường trên 10 li vì khi lớn cá rất mạnh mẽ có thể tung nứt bể cá cảnh

– Người chơi nên học hỏi kinh nghiệm về hồ và lọc trước khi nuôi loại cá này vì chúng cần một bộ lọc lớn tương đương với hồ để tải hết lượng phân cá thải ra

Thông số về nước:

– Nhiệt độ : 25- 30 độ

– pH : 6.5- 7.0

– độ cứng(dH) : 5-25

Chế độ ăn và thức ăn của cá kim phát tài

Phát tài là loài ăn tạp : nên thức ăn rất phong phú như thịt bò , tôm , rau xà lách, cam vv..

– Cho ăn ngày từ 1-2 lần ( lượng thức ăn vừa phải)

– Có thể cho ăn cám viên bổ sung những vi lượng khác

– Cho cá ăn dứt khoát vì tránh cá ham mồi , va chạm vào cạnh hoặc cùm trên của hồ gây thương tích

Hành vi của cá kim phát tài

– Một trong những loài cá nuôi cộng đồng tốt , tính khí hiền lành nhưng đôi khi cũng rất hung dữ

– Khi chúng trưởng thành nếu tấn công thường cắn môi nhau và quẫy mạnh hoặc húc vào bụng đối phương

– Hạn chế cho ăn cá sống trong khi nuôi cộng đồng vì chúng có thể lầm tưởng các loài cá nhỏ khác là thức ăn

– Cá Lớn thường rất rất hung hăng khi nuôi trong bể nhỏ ( các bạn nên chú ý điều này)

READ  Đặc điểm và hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa lan Mokara chăm ra hoa

Giới tính và sinh sản của cá kim phát tài

Con đực có vây lưng và vây hậu môn dài hơn và nhọn hơn. con đực trưởng thành cũng sẽ phát triển một ‘cái u ‘ lớn hơn

Vây lưng và hậu môn của cá mái sẽ tròn hơn và chúng có môi dày hơn cá trống

Sinh sản:

Giống như hầu hết cá trong loài này, Phát tài là loài xây dựng tổ bọt. Việc lai tạo tương đối dễ dàng nhưng là một nhiệm vụ khó khăn khi thực hiện trong bể cá. Cung cấp một bể nuôi đủ lớn cho những con cá khổng lồ này có lẽ là thách thức lớn nhất.

Nó giúp chúng trưởng thành và có thể sinh sản vào khoảng 6 tháng tuổi, với chiều dài khoảng 4 3/4 inches (12 cm). Chúng vẫn sẽ yêu cầu một bể nuôi sinh sản rất lớn.

Trong tự nhiên, con đực sẽ xây một cái tổ hình quả bóng ra khỏi những cây nhỏ ngay dưới mặt nước. Chúng có kích thước khác nhau nhưng thường rộng khoảng 16 “(40 cm) và sâu 12” (30 cm). Một lối vào hình tròn, khoảng 4 “(10 cm) trên, luôn luôn chỉ vào nơi nước sâu nhất. Các tổ được xây dựng chủ yếu vào tháng Tư và tháng Năm, mặc dù sinh sản diễn ra trong suốt cả năm. Con trống sẽ mất 8 đến 10 ngày để xây dựng tổ của mình, neo nó để sậy bắt nguồn từ 6 – 10 “(15-25 cm) dưới mặt nước.

READ  Cá Phượng Hoàng giá bao nhiêu? Nuôi chung với cá nào?

Cá Mái sẽ cho ra khoảng 1.500 đến 3.000 trứng. Trứng của chúng cũng như cá con, nhẹ hơn nước và nổi lên trên.

Cá trống sẽ thu thập những quả trứng trong miệng của mình và đặt chúng trong tổ của mình. Trứng nở trong khoảng 40 giờ và cá trống sẽ bảo vệ con cái trong khoảng 14 ngày sau khi sinh sản.

Cá phát tài nuôi chung với cá nào?

Giống cá hợp nuôi với cá phát tài nhất là cá rồng và cá tai tượng đuôi đỏ. Cả hai giống này khi trưởng thành đều đạt tới kích thước tương đối lớn, đều có thể nuôi theo kiểu cá thể đơn lẻ. Khi nuôi theo dạng cộng đồng từ trên 5 con, chúng sẽ trở nên hiền hòa hơn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *