Bật mí mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết

Bật mí mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết

Vướng cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý hoặc rối loạn chức năng họng. Tình trạng này kéo dài khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Trước khi tìm hiểu về các mẹo chữa vướng cổ họng, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu điểm qua một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng vướng cổ họng nhé.

Nguyên nhân gây vướng cổ họng

Vướng cổ họng là tình trạng khi nuốt bạn sẽ có cảm giác bị vướng hoặc bị tắc nghẽn nơi cổ họng như đang có một khối u hay một vật gì đó chèn ép.

Vướng cổ họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng vướng cổ họng:

Viêm họng mãn tính

Đây được đánh giá là nguyên nhân phổ biến nhất gây vướng cổ họng. Khối amidan vùng hầu họng trở nên phì đại do tình trạng viêm nhiễm lâu ngày. Chính vì thế, khi ăn, thức ăn đi qua vùng này, người bệnh có cảm giác vướng ở cổ họng. Ngoài vướng cổ họng, người bệnh mắc viêm họng mãn tính còn có thể kèm theo một số triệu chứng như đau cổ họng, mệt mỏi, sốt…

Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính có thể xuất phát từ các bệnh lý tại chỗ vùng tai mũi họng như nhiễm trùng không điều trị triệt để dẫn đến tình trạng tái đi tái lại hoặc do một số bệnh lý ở đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, Barrett thực quản…

Bật mí mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết 1Viêm họng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đau và vướng cổ họng

Viêm mũi xoang tiềm ẩn

Trên thực tế, viêm mũi xoang tiềm ẩn hoàn toàn không có biểu hiện, triệu chứng điển hình của viêm xoang như nhức đầu, chảy mũi và nghẹt mũi… Tuy nhiên, khi bị vướng ở cổ họng, người bệnh đi khám, qua phương pháp nội soi mũi họng, bác sĩ lại phát hiện nhiều mủ đục chảy từ mũi xuống thành sau họng, gây ứ đọng tại xoang mũi và hình thành ổ viêm nhiễm.

Các loại u nang lành tính tại cổ họng

Khi các nang hoặc u nhú xuất hiện trên niêm mạc vùng hạ họng hoặc đáy lưỡi gây cản trở đường ăn uống và đường thở của người bệnh. Mặc dù đây là tổn thương lành tính xong chúng sẽ phát triển theo thời gian khiến người bệnh cảm thấy vướng cổ họng, một số trường hợp gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ.

READ  9 cách thông tắc tia sữa cho mẹ mới sinh nhanh và hiệu quả nhất

Trong trường hợp các khối u phát triển ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đi soi hầu họng để đánh giá tình trạng khối u và tiến hành phẫu thuật can thiệp tại chỗ (nếu cần).

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, cảm giác vướng ở cổ họng còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:

  • Dị vật vùng hầu họng;
  • Rối loạn co thắt nhóm cơ thực quản phần trên;
  • Người bệnh có bất thường về tuyến giáp;
  • Yếu tố tâm lý như lo lắng, căng thẳng và stress kéo dài;
  • Một số loại ung thư tại vùng hầu họng như ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư hạ họng giai đoạn đầu…
Bật mí mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết 2Vướng cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Những mẹo chữa vướng cổ họng trong dân gian

Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa vướng cổ họng được lưu truyền qua nhiều đời. Ông cha ta đã tận dụng hiệu quả của những loại thảo dược thiên nhiên sẵn có để cải thiện cảm giác khó chịu, vướng cổ họng đồng thời hỗ trợ hồi phục sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản và nhanh chóng bằng thảo dược tự nhiên, bạn đọc có thể tham khảo:

Gừng tươi

Theo quan điểm dân gian, gừng có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng rất tốt trong việc tán phong hàn, chỉ thống, cầm ho cũng như cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh gừng tươi mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm triệu chứng của viêm họng như ho, đau cổ họng, vướng cổ họng, khản tiếng…

Cách thực hiện:

  • Ngậm gừng tươi: Bạn có thể ngậm một vài lát gừng mỏng sát vùng hầu họng. Việc này sẽ giúp tiêu đờm, giảm ho, giảm cảm giác vướng víu cũng như đau rát và khó chịu ở vùng hầu họng.
  • Uống trà gừng: Hãm 1 củ gừng tươi cắt lát với 250 ml nước sôi, thêm 1 thìa cà phê mật ong và khuấy đều, dùng trà gừng khi còn ấm. Bạn nên uống trà gừng mật ong đều đặn 2 – 3 lần/ngày để thấy được hiệu quả nhé.
READ  Mách bạn: Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói
Bật mí mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết 3Gừng tươi là loại thảo dược giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau vướng họng

Nước chanh ấm

Các nhà khoa học chứng minh rằng nước chanh ấm có tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu ở hầu họng do một số bệnh về họng như viêm họng, cảm lạnh, viêm amidan… Ngoài ra, chanh còn được biết đến với công dụng sát trùng và làm loãng dịch đờm. Việc sử dụng nước chanh ấm đúng cách sẽ ngăn ngừa tình trạng lây lan nhiễm trùng đồng thời cải thiện triệu chứng khó nuốt hiệu quả.

Cách thực hiện: Chanh thái lát mỏng và cho vào nước ấm khoảng 45 – 50 độ C, thêm 1 chút mật ong vào và khuấy đều. Dùng vào mỗi buổi sáng để làm dịu cổ họng cũng như giảm cảm giác vướng víu vùng hầu họng.

Rau bạc hà

Ngoài công dụng mang đến hơi thở thơm tho và tươi mát, rau bạc hà còn được biết bến với công dụng chữa đau họng rất hiệu quả bằng cách đánh tan đờm, làm dịu các cơn đau họng đồng thời giảm ho. Ngoài ra, bạc hà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cao, rất tốt cho việc điều trị đau họng tại nhà.

Để giảm các cơn đau, ngứa ngáy cũng như vướng víu ở cổ họng, bạn có thể dùng bạc hà bởi trong loại thảo dược này có chứa tinh dầu menthol giúp làm mát niêm mạc họng. Ngoài ra, axit rosmarinic có trong loại rau này cũng giúp chống dị ứng đồng thời ngăn ngừa tình trạng co thắt phế quản quá mức.

Cách thực hiện: Rau bạc hà tươi rửa sạch và vò nhẹ để tinh dầu tiết ra. Hãm lá bạc hà với 250 – 300 ml nước sôi trong 10 – 15 phút. Bạn có thể cho thêm 1 chút đường phèn để tăng hương vị. Sử dụng khi trà còn ấm và uống đều đặn trong 1 – 2 tuần.

Mật ong

Mật ong được đánh giá là sự lựa chọn hoàn hảo giúp cải thiện tình trạng đau họng và chữa vướng cổ họng đơn giản tại nhà. Vị ngọt của mật ong có tác dụng thúc đẩy tuyến nước bọt hoạt động, từ đó giúp làm dịu cổ họng cũng như tiêu đờm hiệu quả.

READ  Mẹo Thu Hút Tài Lộc Bằng Chanh

Cách thực hiện:

  • Sử dụng trực tiếp: Bạn có thể sử dụng trực tiếp mật ong nguyên chất để giảm cảm giác đau cũng như ngứa ngáy cổ họng. Bạn cũng có thể pha mật ong với nước ấm theo tỉ lệ 1:3. Uống vào mỗi buổi sáng.
  • Quất ngâm mật ong: Quất rửa sạch, để ráo nước, cắt đôi và xếp vào bình sau đó tưới mật ong lên. Mỗi ngày bạn chỉ cần ngậm nước cốt quất ngâm mật ong khoảng 2 – 3 lần, bạn sẽ thấy các bệnh về họng cải thiện đáng kể.
Bật mí mẹo chữa vướng cổ họng đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết 4Sử dụng mật ong là mẹo chữa vướng cổ họng được nhiều người tin dùng

Một số lưu ý khi áp dụng mẹo chữa vướng cổ họng

Khi thực hiện các mẹo chữa vướng cổ họng, bạn cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Chỉ áp dụng các mẹo chữa vướng cổ họng nêu trên khi tình trạng đau cổ họng và vướng cổ họng ở mức độ nhẹ. Trường hợp tình trạng bệnh nặng, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.
  • Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú cần thận trọng khi áp dụng các mẹo chữa vướng cổ này.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể kết hợp cùng với các mẹo chữa vướng cổ họng nêu trên để tăng hiệu quả điều trị.
  • Khi sử dụng các mẹo này, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu kích ứng hoặc tình trạng đau họng nặng nề hơn thì cần ngưng sử dụng ngay.

Trên đây là những mẹo chữa vướng cổ họng tại nhà đơn giản mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Tuy nhiên, các mẹo trên đây chỉ có tác dụng tạm thời. Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhất nhé. Chúc bạn sức khỏe và bình an.

Vũ Ánh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp