Mách bạn: Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói

Mách bạn: Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói

Trẻ em chậm nói gây ra nhiều lo lắng và hoang mang cho các bậc làm cha làm mẹ. Ông bà xưa thường truyền tai nhau những mẹo vặt để giúp trẻ mau biết nói. Vậy, cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói là gì nhé.

Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trước khi chia sẻ về những mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp của trẻ sau này. Đặc biệt là 3 năm đầu đời được xem là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Sự phát triển ngôn ngữ trong 3 năm đầu của trẻ được chia làm nhiều giai đoạn như sau:

Giai đoạn tiền ngôn ngữ (mới sinh – 11 tháng tuổi)

Ở giai đoạn này, trẻ thường xuyên giao tiếp nhưng không phải bằng ngôn ngữ lời nói. Trẻ khi mới sinh ra đã biết giao tiếp bằng mắt, có xu hướng nhận ra các gương mặt quen thuộc, cách trẻ khóc tương ứng với những nhu cầu khác nhau. Ở giữa giai đoạn này, trẻ đã có thể tạo ra nhiều âm ê a khác nhau, biết tập trung chú ý và quan sát hình miệng của người lớn khi nói chuyện cùng trẻ. Cuối giai đoạn này, trẻ biết đáp lại chúng ta bằng những tiếng bập bẹ, đây được xem là cách giao tiếp đầu tiên được hình thành ở trẻ.

mach-ban-meo-dan-gian-giup-tre-nhanh-biet-noi 1.jpgGiai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ đã biết đáp lại ba mẹ bằng những tiếng bập bẹ ê a

Giai đoạn từ bập bẹ đến nói được các từ (12 – 21 tháng tuổi)

Khoảnh khắc em bé nói được từ đầu tiên trong đời xuất hiện trước hoặc sau cột mốc 12 tháng tuổi. Đây là bước quan trọng nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc trong quá trình phát triển ngôn ngữ mai này. Giữa giai đoạn này, trẻ có thể nói câu ngắn nhưng không rõ ràng, có thể chỉ vào người, con vật hoặc món đồ chơi khi có yêu cầu. Tại cuối giai đoạn này, trẻ có thể sử dụng các từ vựng quen thuộc và có thể tự chỉ và phân biệt được các bộ phận như tóc, mũi, miệng, mắt,…

READ  Những Mẹo Dân Gian Khi Về Nhà Chồng Dành Cho Cô Dâu Mới

Giai đoạn phát triển từ từ vựng thành câu (22 – 36 tháng tuổi)

Ở giai đoạn này, vốn từ của trẻ đã tăng lên rất nhiều. Trẻ có thể hiểu và nói được khoảng 300 từ và cũng bắt đầu xâu chuỗi các từ lại với nhau tạo thành câu đơn ngắn. Cuối giai đoạn này, trẻ có thể kể truyện ngắn hoặc tóm tắt những trải nghiệm của con.

Tùy vào từng trẻ mà tiến trình phát triển ngôn ngữ sẽ khác nhau, một số trẻ có bản năng là người nói tốt và có khả năng biết nói sớm hơn các bạn khác. Các mốc thời gian trên chỉ mang tính tương đối, một đứa trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ bình thường đạt được các cột mốc nêu trên sớm hoặc muộn hơn khoảng từ 3 – 6 tháng.

mach-ban-meo-dan-gian-giup-tre-nhanh-biet-noi 2.jpgGiai đoạn từ 22 đến 36 tháng tuổi, vốn từ của trẻ đã tăng lên rất nhiều

Những dấu hiệu của trẻ chậm nói

Hiện nay, tỷ lệ trẻ chậm nói có biểu hiện gia tăng hơn trước. Một số dấu hiệu của trẻ chậm nói như sau:

  • Trẻ thích sử dụng hành động hơn lời nói: Thay vì sử dụng lời nói, trẻ có xu hướng sử dụng hành động để biểu hiện cảm xúc hơn. Ví dụ như bé sẽ kéo tay ba hoặc mẹ và chỉ vào vật mà bé thích biểu hiện bé muốn món đồ chơi đó.
  • Trẻ không hiểu được những yêu cầu đơn giản: Hầu hết, em bé 3 tuổi đã có thể hiểu những yêu cầu của mọi người từ đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn đặt câu hỏi đơn giản nhưng trẻ phản ứng rất chậm hoặc không có phản ứng thì có thể trẻ bị chậm nói.
  • Trẻ không thể nói câu hoàn chỉnh: Trẻ chỉ có thể nói những câu đơn giản và ngắn gọn khoảng 2 – 3, trẻ gặp khó khăn trong việc ghép các từ đơn với nhau hoặc trẻ bị tật nói lắp. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của chứng chậm nói.
  • Vốn từ bị hạn chế: Mỗi trẻ sẽ có quá trình phát triển ngôn ngữ khác nhau nhưng thường từ giai đoạn từ 18 tháng trở lên, trẻ đã có thể nói được một số từ đơn giản. Đến 2 tuổi, trẻ đã có thể có khoảng 200 – 500 từ trong kho từ vựng của mình. Nếu trẻ biết ít hơn số từ nêu trên thì đây là dấu hiệu của việc chậm nói ở trẻ.
READ  22 dấu hiệu mang thai (có bầu) sớm sau 1 tuần đầu quan hệ cần biết

Từ những dấu hiệu trên, ba mẹ có thể phát hiện được con mình có bị chậm nói hay không để đưa ra những phương pháp dạy trẻ chậm nói phù hợp và kịp thời.

mach-ban-meo-dan-gian-giup-tre-nhanh-biet-noi 3.jpgHiện nay, tỷ lệ trẻ em chậm nói có xu hướng gia tăng hơn trước

Một vài mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói

Ông bà xưa thường truyền tai nhau sử dụng mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói. Nhiều phụ huynh hiện nay đã áp dụng mẹo này và đã thành công. Một số mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói mà ba mẹ có thể tham khảo và thực hiện như sau:

Sử dụng đậu đỏ

Đây là một mẹo dân gian thường được các bậc phụ huynh sử dụng cho trẻ. Mẹo này thực hiện khá đơn giản, không hề phức tạp nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của nó. Vì thế nên để đảm bảo an toàn, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng mẹo này.

Ba mẹ có thể thực hiện như sau: Lấy một ít hạt đậu đỏ tán nhuyễn rồi trộn với rượu. Sau đó, dùng hỗn hợp này bôi dưới lưỡi của trẻ khoảng 1-2 lần/ngày, bôi liên tục nhiều ngày. Tuy nhiên, khuyến cáo không nên sử dụng cách này cho bé vì bé có thể ăn phải hỗn hợp đậu đỏ với rượu này.

mach-ban-meo-dan-gian-giup-tre-nhanh-biet-noi 4.jpgMột trong những mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói đó là sử dụng đậu đỏ

Mẹo cướp lời (giật đồ)

Đây là một mẹo được thực hiện khá nhiều và được cho rằng là mang lại nhiều hiệu quả đối với việc chữa cho trẻ chậm nói.

READ  7 cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất ngay tại nhà an toàn, hiệu quả

Để thực hiện mẹo này, ba mẹ cần đưa trẻ đến chợ và tìm một sạp bán hàng đông khách và chủ sạp phải là người nhanh miệng, nói nhiều, buôn bán đắt khách. Khi đã xác định được mục tiêu, chờ người đó đang ăn thì nhanh chân tới giật đồ ăn của họ và đưa cho trẻ ăn hết. Cho dù bị họ mắng thì cũng không được nói hoặc giải thích gì về hành động đó. Mặc dù, hành động trên khá xấu hổ song mọi người có thể sẽ hiểu và thông cảm khi biết bạn đang chữa cho trẻ chậm nói.

Bên cạnh những mẹo dân gian trên, ba mẹ có thể cho bé tiếp xúc với những trò chơi phát triển ngôn ngữ cho bé, từ đó có thể cải thiện được vấn đề dùng lời nói để giao tiếp của bé, đồng thời hỗ trợ tăng khả năng nhận thức cho bé.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi gửi đến bạn về mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói. Hy vọng bài viết giúp các bậc phụ huynh biết được quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhận biết dấu hiệu của trẻ chậm nói từ đó có những mẹo áp dụng phù hợp với trẻ. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những mẹo dân gian, chưa được lý giải hay xác thực bởi khoa học. Vì thế nên phụ huynh cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng cho con mình nhé!

Kim Sa

Nguồn bài viết: Tổng hợp