Đau lưng sau sinh mổ do nguyên nhân nào, phải làm sao?

Đau lưng sau sinh mổ do nguyên nhân nào, phải làm sao?

Đau lưng sau sinh mổ là một tình trạng khá phổ biến, gây ra nhiều mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ bỉm sữa nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách giảm đau lưng sau sinh mổ hiệu quả?

1. Triệu chứng đau lưng sau sinh mổ ở các chị em

Theo thống kê, có đến 70% phụ nữ bị đau lưng sau khi sinh mổ. Tình trạng này được nhận biết bằng sự xuất hiện các cơn đau khó chịu ở lưng, đặc biệt là phần nửa lưng dưới và thắt lưng.

Đau lưng sau sinh sẽ thuyên giảm khi sản phụ nghỉ ngơi tại chỗ hoặc áp dụng các biện pháp giảm đau. Khi vận động, cường độ đau sẽ tăng lên, có thể đau nhói tại vùng thắt lưng, khiến việc đi lại hay ngồi xuống đứng lên bị hạn chế.

triệu chứng đau lưng sau sinh mổ
Sau sinh mổ, không ít chị em gặp phải tình trạng đau khó chịu ở lưng dưới

2. Nguyên nhân dẫn đến đau lưng ở sản phụ sinh mổ

Đau lưng sau sinh mổ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

2.1. Thuốc gây tê tủy sống

Sau sinh, sản phụ có thể cảm thấy bị đau lưng tại vị trí chọc kim nhưng sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trong quá trình gây tê làm tổn thương dây chằng ở thắt lưng thì triệu chứng đau lưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2. Giãn dây chằng sinh lý

Trong thời kỳ mang thai, do sự tác động của nội tiết tố, các khớp và dây chằng nối xương chậu sẽ bị nới lỏng. Điều này gây đau khi đi đứng, ngồi lâu hoặc cúi – khom người.

READ  Hẹ hấp đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh và mẹ bầu an toàn

Sau sinh, cấu trúc tại đây vẫn chưa thể phục hồi lại. Do đó mẹ bỉm sẽ tiếp tục cảm thấy đau lưng, cho đến khi các khớp, dây chằng và cơ bắp phục hồi sức mạnh trở lại.

2.3. Mắc bệnh cơ xương khớp

Cột sống chịu nhiều áp lực khi mang thai cùng với thói quen sinh hoạt sai tư thế trước đó làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Từ đó gây ra hiện tượng đau lưng sau sinh mổ.

Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống trong thai kỳ và sau sinh thiếu canxi sẽ khiến sản phụ bị loãng xương và xuất hiện các cơn đau lưng.

2.4. Thay đổi hormone

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ tăng sản sinh hormone relaxin giúp dây chằng ở vùng xương chậu và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho cột sống mất sự ổn định, gây đau và làm tăng nguy cơ viêm khớp, dây chằng. Sau sinh, hormone relaxin vẫn còn tồn tại trong cơ thể nên mẹ bỉm sữa vẫn có thể gặp phải tình trạng đau lưng.

2.5. Tăng cân

Tăng cân khi mang thai khiến cột sống thắt lưng phải chịu nhiều áp lực do trọng tải của cơ thể lớn hơn. Yếu tố này có thể khiến cột sống bị tổn thương, gây ra các cơn đau lưng khi mang thai và kéo dài đến sau sinh.

READ  Phương pháp chữa viêm phế quản theo cách dân gian
tăng cân trong thai kỳ
Tăng cân trong thai kỳ khiến cột sống chịu nhiều áp lực, từ đó làm tăng nguy cơ bị đau lưng.

2.6. Căng thẳng/stress

Áp lực chăm sóc con, lo âu hay căng thẳng trong thời gian dài có thể gây căng cơ, đau lưng sau sinh.

2.7. Ít vận động hoặc vận động quá sức

Sau sinh, vì tâm lý sợ ảnh hưởng đến vết mổ, nhiều chị em thường nằm yên bất động một chỗ. Điều này khiến khí huyết không được lưu thông, tích tụ tại vùng chậu và dẫn đến đau lưng.

Nhưng cũng có trường hợp, khi sức khỏe vẫn chưa hồi phục, mẹ đã trở lại làm việc, đi lại nhiều khiến cho dây chằng giãn ra và gây đau lưng.

2.8. Cho con bú sai tư thế

Cho con bú sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng sau sinh mổ. Theo đó, ngồi khom người cho con bú hay thường xuyên cúi xuống nhìn bé là những tư thế xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống cổ và lưng, có thể gây đau mỏi vai gáy và đau lưng cho mẹ.