Cách xử lý khi trẻ mọc răng đi tướt

Ngoài các biểu hiện như chảy dãi, ngứa lợi, sốt… thì trẻ mọc răng đi tướt cũng là một hiện tượng thường gặp.

Trẻ mọc răng đi tướt là gì?

Đi tướt thực chất không khác gì nhiều so với hiện tượng tiêu chảy và nó xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ trong giai đoạn trẻ mọc răng hoặc tập lẫy. Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng đi tướt thường là do trong quá trình mọc răng, cơ thể trẻ tiết ra một loại enzyme và khi kết hợp với một lượng nước bọt được phóng thích quá nhiều, trẻ nuốt vào sẽ gây ra tình trạng đi tướt.

Những dấu hiệu cho biết trẻ mọc răng đi tướt

Trẻ trẻ mọc răng đi tướt thường sẽ có những dấu hiệu như:

  • Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (rơi vào khoảng 4 – 5 lần/ngày). Để phần biệt trẻ đi ngoài do mọc răng hay do bệnh lý thì mẹ có thể nhìn vào đặc điểm phân của trẻ. Lúc này, phân không sống, không dịch nhầy, không sủi bọt và có màu vàng hơi xanh xanh hoa cà…
  • Trẻ mọc răng đi tướt có thể phân thành nhiều cấp độ khác nhau để nhận biết như: phân mềm nhưng thành khuôn, phân nát, phân lỏng và cũng có thể phân toàn chất lỏng. Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ mà sẽ có cách hỗ trợ điều trị khác nhau.
  • Bên cạnh trẻ mọc răng đi tướt, mẹ cũng sẽ thấy ở trẻ có một số biểu hiện khác như trẻ mọc răng biếng ăn, sốt, chảy nước dãi, đau, ngứa nướu…
READ  Viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Trẻ mọc răng đi tướt có nguy hiểm hay không?

Trẻ mọc răng đi tướt thường khiến mẹ lo lắng vì không biết có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không. Về vấn đề này, chúng ta không thể khẳng định đi tướt ở trẻ có thật sự nguy không vì dù là bất kỳ hiện tượng bất thường nào ở trẻ, nếu chúng ta không quan sát và theo dõi kịp thời cũng có thể mang đến những hậu quả lớn vì sức đề kháng ở trẻ nhỏ còn khá yếu.

Trẻ mọc răng đi tướt thường không cần quá lo lắng vì bé vẫn sinh hoạt bình thường. Nhưng không vì vậy mà phụ huynh không chú ý đến con. Nếu trẻ mọc răng đi tướt mà bố mẹ không biết cách xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu.

Trong một số trường hợp, trẻ đi tướt nhiều kèm mùi hôi khó chịu hoặc ra cả dịch nhầy là bé đang gặp rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, khiến trẻ mất nước rất nhanh. Vì vậy, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Trẻ mọc răng đi tướt kéo dài bao lâu?

Theo các chuyên gia cho biết, trẻ mọc răng đi tướt là tình trạng xảy ra rất phổ biến, ngay cả những đứa trẻ khỏe mạnh cũng hoàn toàn có thể gặp phải. Trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn thì có thể đi tướt 4 – 5 lần/ngày cũng là chuyện bình thường nên các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Còn đối với trẻ bú bình thì nếu thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong vòng 1 giờ đồng hồ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị.

READ  9 cách chống say xe không cần thuốc

Trung bình, trẻ mọc răng đi ngoài sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày kèm trước hoặc sau khi chiếc răng đầu tiên nhú lên. Sau đó tình trạng này sẽ tự biến mất. Nếu sau thời gian này mà trẻ vẫn tiếp tục đi phân lỏng nhiều lần trong ngày hoặc có các dấu hiệu bất ổn thì mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay vì có thể trẻ đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa chứ không đơn thuần là do mọc răng.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ mọc răng đi tướt?

Mặc dù trẻ mọc răng đi ngoài là hiện tượng phổ biến và không quá nguy hiểm khiến phụ huynh phải lo lắng nhưng thực tế thì nó đem lại khá nhiều phiền toái cho trẻ. Phụ huynh cũng cần biết những phương pháp để chăm sóc trẻ, giúp trẻ thoải mái trải qua giai đoạn quan trọng này.

  • Mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có mùi tanh như tôm, cá, ốc, cua,… trong thời gian trẻ mọc răng đi ngoài.
  • Tăng cường nhiều rau củ quả, trái cây để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Trong đó, cà rốt là loại thực phẩm được khuyên dùng vì có thể hỗ trợ tình trạng trẻ đi tướt khá hiệu quả. Mẹ có thể chế biến cà rốt bằng cách hầm kỹ, nhừ hay nấu cháo cho trẻ ăn. Nếu bé chưa ăn dặm được thì có thể hầm cà rốt lấy nước cho bé.
  • Trường hợp trẻ đi tướt quá nhiều, mẹ nên pha một ít nước đường và muối cho bé uống. Tăng cường cho trẻ uống nước hoặc nước hoa quả để tránh tình trạng trẻ bị mất nước.
  • Giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ bằng cách tắm bé mỗi ngày, lau sạch mông trẻ sau mỗi lần đi ngoài xong cũng như giữ vệ sinh răng miệng của trẻ để không tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
READ  Cách trị nổi mề đay cho trẻ

Trẻ mọc răng nanh, răng hàm hay bất kỳ răng nào khác cũng có thể dẫn đến việc trẻ đi tướt. Với những chia sẻ nêu trên, hy vọng sẽ giúp mẹ chăm sóc bé hiệu quả hơn trong giai đoạn này.

Thụy Anh