Mục tiêu SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo phương pháp SMART

Mục tiêu SMART là gì? Cách xác định mục tiêu theo phương pháp SMART

Theo Lý thuyết thiết lập mục tiêu (Goal Setting Theory) được Edwin Locke công bố vào năm 1960, khi nhân viên có mục tiêu và thử thách rõ ràng trong công việc thì họ sẽ tập trung và nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu SMART giúp bạn định hướng rõ ràng lộ trình làm việc nhằm tối ưu hóa kết quả đạt được. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Mục tiêu SMART là gì. Để giúp bạn đọc tiếp cận gần hơn với nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu, TopCVsẽ giải thích và đưa ra ví dụ trực quan tại bài viết sau.

Mục tiêu SMART là gì?

Trong quá trình học tập và làm việc, con người luôn phải đặt mục tiêu cho bản thân. Điều này không chỉ tăng tính chủ động mà còn là thước đo đánh giá sự tiến bộ. Đặc biệt là trong công việc, khi mục tiêu đủ rõ ràng và thách thức sẽ là tiền đề thúc đẩy động lực, giúp nhân viên tăng hiệu suất và hiệu quả làm việc.

Hiện nay, có rất nhiều nguyên tắc xây dựng mục tiêu khác nhau, nổi bật phải kể đến là nguyên tắc SMART. Vậy mục tiêu SMART là gì?

Mục tiêu SMART là loại mục tiêu được xây dựng dựa trên năm thành phần là: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Tính đo lường), Attainable (Tính khả quan), Relevant (Tính thực tế) và Time-Bound (Tính ràng buộc về thời gian).

Mục tiêu SMART là gì?
Mục tiêu SMART là gì?

Thiết lập mục tiêu SMART đặc biệt quan trọng đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp đang quản lý dự án. Cụ thể thì từng thành phần trong mục tiêu SMART có ý nghĩa như sau:

Specific – Tính cụ thể

Mục tiêu của bạn càng lớn thì càng cần sự cụ thể. Không nên đặt mục tiêu một cách mơ hồ, chung chung. Ví dụ, trong trường hợp bạn muốn giảm cân. Thay vì “tôi sẽ giảm cân” hãy đặt mục tiêu “tôi sẽ chạy bộ mỗi ngày”. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mục tiêu càng rõ ràng thì sự khả thi càng cao. Khi xác định rõ mình muốn gì, bạn sẽ biết mình cần làm gì để đạt được điều đó.

Measurable – Tính đo lường

Một dự án có thành công hay không phụ thuộc vào khả năng đo lường. Tức là khi xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART, bạn phải đưa mục tiêu gắn với con số cụ thể. Ví như bạn muốn kỳ thi TOEIC sắp tới sẽ đạt điểm cao, vậy “điểm cao” là bao nhiêu? 800? 900? 990?? thế nào là cao đối với bạn? Đưa ra những con số giúp tăng sức nặng, thúc đẩy tinh thần cố gắng.

Attainable – Tính khả thi

Bạn nên đặt những mục tiêu có khả năng thực hiện được ứng với năng lực của bản thân. Quay lại với bài toán giảm cân, không nên đặt mục tiêu chạy bộ mỗi ngày 2h khi sức chỉ có thể chạy 1h. Hãy chia thành nhiều mục tiêu nhỏ, ví dụ tuần đầu chạy 1h, tuần tiếp theo 1h15 phút, v.vv.. cứ như vậy bạn sẽ đạt được mục tiêu ban đầu khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ.

READ  Cách Nấu Cơm Gà Xối Mỡ “Mê Hoặc” Vị Giác

Relevant – Tính thực tế

Tính thực tế cũng tương đồng với khả năng thực hiện. Hãy tính toán đến các yếu tố để tăng tính thực tế cho mục tiêu như: kinh phí thực hiện, nhân lực, nguồn vốn, thời gian, v.vv.. Ví dụ bạn muốn đi du lịch Châu Âu thì mục tiêu SMART là gì? Đó chính là mục tiêu về tài chính cá nhân, chi phí đi lại, ăn ở, sức khỏe hiện tại, v.vv..

Time bound – Tính ràng buộc về thời gian

Thời gian thực hiện sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy sự nỗ lực của bạn. Ví dụ khi muốn giảm cân, hãy xác định bạn sẽ giảm bao nhiêu cân trong bao lâu. Xây dựng khung thời gian thực hiện còn tăng tính kỷ luật. Bạn có thể điều chỉnh thời gian sao cho hợp lý để mục tiêu nhanh chóng hoàn thành.

Các thành phần của mục tiêu SMART
Các thành phần của mục tiêu SMART

>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quản lý thời gian là gì? Những phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất

Vai trò của việc áp dụng mô hình SMART trong Marketing

Áp dụng mô hình SMART sẽ cung cấp một khung làm việc rõ ràng và chi tiết, giúp nhà quản lý thiết lập mục tiêu và đạt được kết quả mong muốn trong các chiến dịch và hoạt động marketing. Dưới đây là vai trò quan trọng của việc sử dụng mô hình SMART trong marketing:

Xác định mục tiêu rõ ràng

Mô hình SMART giúp xác định rõ mục tiêu marketing bằng cách đưa ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng bằng những con số. Điều này giúp những người thực hiện hiểu rõ mục tiêu của chiến dịch marketing, tránh sự mơ hồ hoặc mập mờ trong việc định hướng công việc và phân chia nguồn lực thực hiện.

Dễ đo lường và đánh giá

Mục tiêu theo mô hình SMART được xác định để phục vụ quá trình đo lường và đánh giá. Điều này cho phép các nhà quản lý đo lường kết quả của các hoạt động marketing và đánh giá mức độ thành công. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể theo mô hình SMART giúp các nhà quản lý hiểu rõ những ưu nhược điểm và đưa ra phương án cải thiện để chiến dịch thành công hơn trong tương lai.

Tăng độ chính xác và tính thực tế

Mô hình SMART yêu cầu mục tiêu phải khả thi và có thể đạt được dựa trên tài nguyên và nguồn lực có sẵn. Điều này giúp đảm bảo rằng các mục tiêu marketing được đặt ra là hợp lý và thực tế. Việc đạt được những mục tiêu đề ra sẽ mang lại động lực cho những người thực hiện chiến dịch, đồng thời tránh tình trạng quá tải khi làm việc.

Tăng mức độ phù hợp

Mô hình SMART yêu cầu mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu tổng thể của tổ chức. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động marketing đóng góp vào mục tiêu tổng thể của công ty và không lãng phí tài nguyên. Mục tiêu phù hợp cũng đảm bảo rằng hoạt động marketing thực sự đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, thị trường.

READ  Xem tử vi tuổi Đinh Dậu 1957 - Nữ mạng năm 2024 CHI TIẾT NHẤT

Quản lý thời gian hiệu quả

Mô hình SMART yêu cầu mục tiêu phải có tính ràng buộc về thời gian. Điều này giúp quản lý thời gian một cách hiệu quả và đảm bảo đạt được mục tiêu trong thời gian quy định. Tính ràng buộc về thời gian cũng tạo ra áp lực cho những người thực hiện, đảm bảo rằng các hoạt động marketing được thực hiện đúng lịch trình.

Tóm lại, việc áp dụng mô hình SMART trong marketing giúp tăng tính cụ thể, đo lường, khả thi, phù hợp và quản lý thời gian hiệu quả cho chiến dịch. Mô hình SMART còn tạo khung làm việc chặt chẽ để các nhân viên marketing đạt được kết quả tốt hơn và tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

>> Khám phá thêm những việc làm lương cao với đãi ngộ xứng đáng trên TopCV:

Tìm việc ngay

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART

Những ứng dụng trong cuộc sống của mục tiêu SMART là gì? Một vài ví dụ về mục tiêu SMART để cải thiện cuộc sống bạn có thể tham khảo là:

  • Học ngoại ngữ 30 phút/ngày, 6 ngày/tuần: Đưa ra thời gian cụ thể thực hiện nghiêm túc việc học tập sẽ giúp bạn biết được khả năng thực hiện của bản thân và đánh giá độ hiệu quả.
  • Thuyết trình trước đám đông: Hãy tìm hiểu về những chủ đề và chuẩn bị PowerPoint cho những buổi thuyết trình mà bạn sắp tham gia. Diễn tập liên tục với sự nghiêm túc, bạn sẽ mang đến những buổi thuyết trình thú vị
  • Xây dựng mối quan hệ xã hội: Đặt mục tiêu tham dự 3 – 5 buổi gặp gỡ, giao lưu với đồng nghiệp, đối tác vào các tháng hoặc quý. Bạn sẽ có thêm nhiều mối quan hệ tăng cơ hội phát triển bản thân.
  • Ngủ sớm dậy sớm: Đặt mục tiêu ngủ vào 12h và thức dậy vào 5h sáng. Hãy dùng quỹ thời gian một cách thông minh, thói quen tốt sẽ giúp bạn có sức khỏe tuyệt vời
  • Lên kế hoạch công việc: Xác định lịch trình làm việc mỗi ngày giúp bạn tránh được sự cố phát sinh bất ngờ. Lên kế hoạch cho công việc theo mục tiêu SMART là gì? Chính là sự cụ thể trong khung giờ như: giờ nào gửi báo cáo, giờ nào họp bộ phận, giờ nào đi khảo sát thị trường…
  • Chữa chứng nghiện mạng xã hội: Đặt ra quy định mỗi ngày online facebook 1 – 2h và dành thời gian để làm những công việc khác.
Hướng dẫn cách đặt mục tiêu theo mô hình SMART
Những ví dụ về mục tiêu SMART

Khi đã thiết lập được mục tiêu SMART và nghiêm túc thực hiện, bạn sẽ thu về những trái ngọt bởi sự cố gắng của bản thân, chất lượng cuộc sống sẽ ngày một tốt hơn.

Cách đặt mục tiêu SMART

Khi đã biết mục tiêu SMART là gì bạn có thể tự xây dựng một mô hình cụ thể. Cách đặt mục tiêu SMART là bám sát vào 5 yếu tố Specific, Measurable, Attainable, Relevant và Time-Bound. Cụ thể như sau:

  • Định hướng mục tiêu: Hãy xác định bạn đang muốn gì. Khi xác định mục tiêu hãy cân nhắc đến tính khả thi và thực tế đồng thời có thời gian thực hiện. Tuân theo từng quy tắc của S, M, A, R, T đồng thời bám sát mục tiêu.
  • Viết ra giấy: Cách tạo động lực hiệu quả chính là viết những gì bạn muốn đạt được ra giấy. Cách viết mục tiêu nghiên cứu theo SMART là viết theo thứ tự ưu tiên, từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ. Hãy dán ở bất cứ đâu mà bạn có thể nhìn thấy. Điều này thôi thúc bạn thực hiện.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện: Hãy chia nhỏ mục tiêu thành từng giai đoạn thực hiện và phương pháp thực hiện chúng. Bạn nên xây dựng kế hoạch theo ngày/tuần/tháng/quý.
READ  Tính hiệu của giấc mơ thấy đám ma là gì? Tốt hay xấu?

Cách xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Khi thực hiện mục tiêu, bạn phải liên tục kiểm tra để biết tiến độ đang như thế nào, có thể rút ngắn thời gian thực hiện hay không và cần có những thay đổi nào để tối thiểu hóa thời gian thực hiện.

Hướng dẫn cách đặt mục tiêu theo mô hình SMART

So sánh mục tiêu SMART và OKR

Sự giống nhau giữa SMART và OKR

Mục tiêu SMART và OKR có điểm chung là đều mang đặc điểm của mô hình quản trị mục tiêu (MBO – Management By Objectives) của Peter Drucker. SMART và OKR đều là những công cụ hữu ích để đặt mục tiêu và đo lường tiến độ, nhưng có các phương pháp và mục tiêu khác nhau. Sự lựa chọn giữa SMART và OKR phụ thuộc vào ngữ cảnh và mục tiêu của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng chúng.

Khác nhau giữa SMART và OKR

Dưới đây là sự khác nhau cơ bản giữa SMART và OKR

Nội dung

SMART

OKR

SMART là nguyên tắc xây dựng mục tiêu dựa trên năm yếu tố: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Tính đo lường), Attainable (Tính khả quan), Relevant (Tính thực tế) và Time-Bound (Tính ràng buộc về thời gian)

OKR (Objectives and Key Results) là phương pháp Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt. OKR giúp tổ chức và cá nhân xác định các mục tiêu chiến lược và đo lường tiến độ đạt được mục tiêu đó thông qua việc thiết lập các chỉ số chính (key results).

SMART tập trung vào việc thiết lập mục tiêu cụ thể, có thể đo lường và đạt được trong một khoảng thời gian nhất định

OKR tập trung vào việc thiết lập mục tiêu lớn (Objectives) và đo lường kết quả quan trọng (Key Results) để đạt được mục tiêu đó

SMART giúp định rõ mục tiêu, đo lường tiến độ và đảm bảo rằng các mục tiêu được đặt ra là khả thi và phù hợp với mục tiêu tổng thể của tổ chức

OKR nhấn mạnh tính phù hợp và linh hoạt, khuyến khích sự đổi mới và tập trung vào việc đạt được kết quả quan trọng thay vì đặt những mục tiêu chi tiết và ràng buộc.

SMART thường được sử dụng trong các dự án nhỏ hơn và tập trung vào việc đạt được mục tiêu cá nhân hoặc nhóm

OKR thường được sử dụng trong các tổ chức lớn và tập trung vào đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức

Đặt ra thời hạn cụ thể

Một khoảng thời gian nhất định

Kết luận

Xác định mục tiêu là điều tối quan trọng quyết định sự thành công của bất kỳ dự án nào. Mục tiêu không những tạo ra động lực mà còn khiến quá trình thực hiện trở nên thuận lợi hơn. Thiết lập mục tiêu SMART là phương án thông minh giúp bạn quản lý thời gian thực hiện mục tiêu. Không chỉ có nhà quản trị mà chính nhân viên cũng là cũng là đối tượng nên xác lập mục tiêu theo phương thức SMART. Với một quỹ thời gian như nhau, khi áp dụng phương pháp SMART bạn có thể hoàn thành mục tiêu trong thời gian mong muốn.

Hy vọng thông qua những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi “Mục tiêu SMART là gì?”, bạn sẽ có thêm những kiến thức thú vị. Khi đã xác định được mục tiêu SMART việc bạn cần làm chỉ là lên phương án cụ thể và áp sát thực hiện, kết quả thu về sẽ khiến bạn hài lòng.

Nguồn ảnh: Sưu tầm