Tiêm filler có an toàn không?

Filler là tên tiếng anh của một chất còn có tên gọi khác là chất làm đầy. Trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp, filler thường được ứng dụng để làm mờ hay xóa bỏ đi các nếp nhăn trên khuôn mặt. Tiêm filler hay tiêm chất làm đầy là thủ thuật tiêm đưa hợp chất có tác dụng làm đầy tự nhiên đến vị trí tại các nếp gấp và mô trên khuôn mặt để làm giảm sự hiện diện của nếp nhăn và hồi phục sự căng đầy trên khuôn mặt, đồng thời giảm dần các dấu hiệu lão hóa theo thời gian.

Những chất này được tiêm dưới da tại các vị trí như má, môi, cằm, nếp chân chim ở mắt, vùng trũng dưới mắt…Một số loại filler thường được dùng trong thủ thuật này bao gồm:

  • Axit hyaluronic (HA): Đây là một loại chất làm đầy mang tính chất là một dạng gel tự nhiên có sẵn trong cơ thể, thường được dùng để chăm sóc làn da, làm đầy, căng bóng làn da ở những nơi như má, nếp nhăn ở vùng quanh mắt, môi, trán… Do cơ thể có khả năng tự tái hấp thu Axit hyaluronic dần theo thời gian nên kết quả khi sử dụng loại filler này thường chỉ kéo dài từ 6 đến 18 tháng. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đã phát triển thêm các chất làm đầy da tự nhiên khác, cũng có thành phần là Axit hyaluronic nhưng sẽ có thời giàn kéo dài là trên 12 tháng hoặc lâu hơn.
  • Canxi hydroxylapatite (CaHA): Loại filler này ít được sử dụng hơn Axit hyaluronic. Chất làm đầy da dạng này bản chất là các hạt Canxi có kích thước siêu nhỏ trong một loại gel và được tiêm qua da. Canxi hydroxyapatite đặc hơn Axit hyaluronic nên thường được khuyến cáo sử dụng trong điều trị các nếp nhăn sâu hơn trên da.
  • Axit poly-L-lactic: Axit phân hủy sinh học là một loại filler có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen thay vì tác dụng đầy như hai loại filler trên. Việc tăng sản xuất collagen sẽ giúp mang lại sự săn chắc cho làn da và giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn. Tuy không mang lại hiệu quả tức thì nhưng tiêm Axit poly-L-lactic có hiệu quả duy trì kéo dài rất lâu, ít nhất là 2 năm. Lý do này khiến loại filler này trở thành một chất làm đầy có tác dụng bán vĩnh viễn.
  • Polymethylmethacrylat (PMMA): Chất làm đầy này bao gồm collagen và các hạt siêu nhỏ (microspheres) giúp làm đầy da. Tuy nhiên, theo một số báo cáo đăng trên tạp chí nghiên cứu về thẩm mỹ, Polymethylmethacrylat (PMMA) có thể gây ra một số vấn đề và biến chứng lâu dài trên da mặt. Vì thế, dù được coi là loại filler có tác dụng kéo dài rất lâu (gần như vĩnh viễn) Polymethylmethacrylate vẫn không phải là lựa chọn đầu tay của các bác sĩ thẩm mỹ, ở một số nước như Việt Nam, Bộ Y tế hiện vẫn chưa cấp phép sử dụng loại filler này trong thẩm mỹ.
  • Cấy mỡ tự thân: Đây cũng được xem là một loại filler tự nhiên khá an toàn. Tuy nhiên, cấy mỡ tự thân hiện nay vẫn chưa phổ biến và hiệu quả làm đó của nó cũng không cao bằng sử dụng filler bán tự nhiên nên ít được khách hàng lựa chọn.
READ  20 Cách Làm Trắng Da Tại Nhà An Toàn, Tự Nhiên, Hiệu Quả

Những đối tượng thường được chỉ định tiêm filler bao gồm:

  • Những bệnh nhân có khiếm khuyết về gương mặt muốn có nét đẹp tự nhiên, dáng mũi thanh tú, cằm thon gọn.
  • Những người không may có mũi to, sống mũi gồ ghề, gãy, muốn có sống mũi thẳng, cao hơn cho nhìn hài hòa với gương mặt.
  • Người có các nếp nhăn dần hình thành trên trán, bọng mắt, khóe mắt… tiêm filler để tạo lại nét thanh xuân cho gương mặt.
  • Người mong muốn có một đôi môi căng mọng.
  • Những trường hợp muốn làm đẹp nhưng lại không muốn động đến dao kéo.
  • Thích hợp với những người bận rộn và không có nhiều thời gian thực hiện các thủ thuật hay phẫu thuật phức tạp.