Cách làm kiệu ngâm nước mắm giòn, đậm đà vị truyền thống, không bị hăng

Kiệu ngâm nước mắm món ngon không thể thiếu vào các dịp tết. Trong ẩm thực 3 miền, mâm cơm ngày tết luôn có các món ngon đậm vị truyền thống mang không khí đoàn viên, cơm nhà. Món kiệu ngâm nước mắm giòn giòn, chưa ngọt ăn kèm với bánh chưng, bánh tét thì còn gì bằng. Hướng dẫn cách làm củ kiệu giòn ngon, không bị hăng cùng Khải Hoàn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách Làm Củ Cải Ngâm Nước Mắm GIÒN, KHÔNG CẦN PHƠI Tại Nhà
  • Cách Ngâm Ớt Tỏi Nước Mắm Ngon, Giòn Không Bị Đen
  • Hướng dẫn làm ớt ngâm nước mắm giòn thơm và dễ bảo quản

Cách chọn nguyên liệu để làm ra món kiệu ngâm nước mắm đúng điệu

Cách mua củ kiệu tươi ngon

Để món ăn được thơm ngon và tròn vị, việc lựa chọn củ kiệu có vai trò quan trọng nhất bởi đây là nguyên liệu chính. Kiệu quế sẽ là lựa chọn tốt để thành phẩm được ngon nhất. Ngoài ra, các bạn nên chọn kiệu nhỏ, các củ phải to bằng nhau và không bị úng hư bên ngoài. Ngoài kiệu ra thì các bạn có thể cho thêm cà rốt, su hào, đu đủ để hũ kiệu trở nên hấp dẫn hơn.

Sơ chế củ kiệu sao cho giòn ngọt, không bị hăng

Sau khi đã chọn được những củ kiệu ngon, bạn hãy sơ chế củ kiệu theo các bước sau:

  • Cắt sạch rễ cùng đuôi của củ kiệu, ngâm muối loãng pha phèn chua qua đêm
  • Vớt ra ngoài để ráo nước, cắt bỏ rễ, lột màng mỏng bên ngoài ra
  • Rửa sạch củ kiệu với nước, phơi tầm 4-5 tiếng để kiệu được khô ráo hoàn toàn
  • Không cắt sát vào phần rễ bởi quá sát thì kiệu sẽ bị mềm và úng.

Xem thêm: Cách Ngâm Hành Tím Với Nước Mắm Ăn Liền Hay Để Lâu Vẫn Giòn

Công thức bí mật cho món củ kiệu ngâm mắm thơm lừng

Ngoài nguyên liệu chính là kiệu phải ngon ra, các thành phần nguyên liệu khác cũng rất quan trọng, đặc biệt là nước mắm. Nước mắm ngon sẽ giúp cho kiệu ngon, thấm đều gia vị tốt hơn cũng như bảo quản dễ dàng hơn. Chính vì thế mà bạn hãy chọn mua các loại nước mắm truyền thống để làm món kiệu ngâm nước mắm chua ngọt bởi thành phần chính của nước mắm truyền thống chỉ có cá cơm và muối, không chứa chất phụ gia nào khác, vừa ngon lại vừa an toàn cho sức khỏe.

READ  4 cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm mau lớn, tăng sức đề kháng

Lưu ý:

  • Khi đã pha hỗn hợp nước mắm đường thì bạn hãy để nguội hoàn toàn rồi mới đổ vào hũ để ngâm kiệu.
  • Khi ngâm kiệu, bạn nên sử dụng nẹp bằng tre để cố định củ kiệu, không làm cho kiệu bị nổi lên mặt
  • Để kiệu được ngon và bảo quản được lâu thì bạn hãy đậy nắp hũ thật chặt để gió không vào và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.

Cách làm củ kiệu ngâm mắm đơn giản, nhanh gọn

Nguyên liệu

  • 500g kiệu quế tươi, kiệu không quá nhỏ, không quá to và phải đều nhau, không úng
  • 200ml nước mắm Khải Hoàn Phú Quốc
  • 300g đường, đường khô trắng và mịn
  • Muối hột một ít và ớt khô nguyên trái (tùy vào khẩu vị cay)

Cách thực hiện

Sơ chế củ kiệu: Cắt sạch rễ và đuôi của củ kiệu, ngâm muối rồi phơi ráo héo. Các bạn có thể phơi nắng 2 ngày.

Cho kiệu vào lọ thủy tinh

  • Cứ xếp kiệu được 2cm thì bạn sẽ phủ một lớp muối đường và ớt khô
  • Ủ trong khoảng thời gian là từ 7-10 ngày hoặc nếu muốn lâu hơn thì thêm một ít muối và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Nấu mắm đường ngâm củ kiệu

Bắt một cái nồi lên bếp, cho nước mắm Khải Hoàn Phú Quốc và đường vào, bật lửa đun nóng từ 20-25 phút. Khi nước mắm sệt lại thì bạn hãy tắt bếp và để nguội.

READ  Cháo Nấm Rơm

Sau khi nước mắm đường đã nguội hoàn toàn thì bạn mới đổ nước mắm vào hũ kiệu đã được sắp xếp sẵn, trước khi đổ thì bạn nên dùng nẹp tre để cố định kiệu và gia vị, tránh để kiệu không bị trồi lên và thấm được toàn bộ nước mắm. Lưu ý là phải đóng thật chặt nắp hũ kiệu để gió không vào, chờ 2-3 ngày là kiệu có thể ăn được.

Cách ngâm củ kiệu đúng chuẩn, đậm đà hương vị Tết

Nguyên liệu

  • 500g củ kiệu tươi
  • 300g đường
  • 80ml dấm
  • 40g muối
  • Một lượng nhỏ muối hạt

Cách thực hiện

  • Sơ chế củ kiệu: Ngâm kiệu với muối hạt và để tầm khoảng 8 tiếng để kiệu nhả cặn và chất dơ. Rửa lại kiệu nhiều lần bằng nước sạch, cắt bỏ phần rễ, chân và tước đi lớp vỏ bên ngoài và đem kiệu đi phơi nắng khoảng 6 tiếng.
  • Nấu nước giấm: Đun 1l nước ấm với 300g đường, 40g muối, 80ml dấm.
  • Ngâm củ kiệu: Xếp kiệu vào hũ, dùng nẹp tre cố định chặt kiệu, chế hỗn hợp nước ngâm vừa đun ngập mặt, đậy kín và bảo quản nơi khô thoáng trước khi sử dụng. Kiệu ngâm khoảng 2-3 ngày là có thể dùng được. Món kiệu ăn cùng với những món Tết như thịt kho, bánh chưng, thịt quay, giò, chả… thì còn gì bằng nào.

Lưu ý và cách bảo quản kiệu ngâm nước mắm luôn giữ vị ngon

Để bảo quản món kiệu ngâm nước mắm thì bạn nên chọn hũ thủy tinh để ngâm kiệu. Bởi vì khi ngâm kiệu lâu trong hũ nhựa sẽ phát ra mùi hăng, khiến cho món ăn không còn ngon và hấp dẫn. Khi bảo quản củ kiệu thì bạn nên bỏ hũ kiệu ngăn mát của tủ lạnh để món kiệu giữ được độ giòn và ngon.

READ  Nấu cháo lòng heo thơm ngon, không bị hôi đừng bỏ qua bước này

Trên đây là những cách làm món kiệu ngâm nước mắm đơn giản, không hăng, giòn ngon như ngoài tiệm. Nếu các bạn đang tìm một loại nước mắm để pha chế nước chấm và nước sốt ngon, nước mắm Khải Hoàn là lựa chọn hoàn hảo.

Nước mắm truyền thống Khải Hoàn được làm từ cá cơm than tươi được đánh bắt từ vùng đảo Thổ Chu. Những con cá cơm tươi sẽ được trộn với muối theo tỷ lệ 3:1 rồi ướp chượp trong những thùng gỗ bời lời. Sau ít nhất 12 tháng, nước mắm nhỉ được rút kéo nhiều lần cho đến khi nước mắm trong và có mùi hương đặc trưng.

Khải Hoàn còn tự hào là doanh nghiệp đầu tiên xây dựng phòng lab kiểm định chất lượng sản phẩm để mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải hoàn hảo. Nước mắm Khải Hoàn không chứa bất kỳ chất bảo quản hay phụ gia nào, độ đạm cao rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng.

Nước mắm truyền thống Phú Quốc Khải Hoàn luôn luôn gìn giữ kim chỉ nam Truyền Thống – Khoa Học – Chất Lượng. Khải Hoàn là doanh nghiệp dẫn đầu nghề nước mắm truyền thống tại Việt Nam, đã trải qua 3 thế hệ với hơn 40 năm gây dựng và phát triển giúp nước mắm truyền thống Phú Quốc được vinh danh trở thành một “di sản” của Phú Quốc và của Việt Nam. Khải Hoàn luôn phát huy làng nghề truyền thống, giữ vững chữ tín với khách hàng an toàn khi sử dụng.

Khải Hoàn Phú Quốc

Truyền thống là danh dự